Ngày nay cuộc chiến thông tin bùng nổ, có hai quan điểm trái chiều về yến đảo và yến nuôi như sau:
- 1 số công ty lớn có sở hữu đảo liên tục truyền thông: Yến Đảo nhờ chắt lọc những khoáng chất từ đá, hưởng môi trường gió biển thổi vào và môi trường sống tự nhiên nên chất lượng yến sào đảo thì hơn hẳn Yến từ nhà.
- Còn những công ty nhỏ chỉ có thể sở hữu nhà gọi Yến thì một mực đưa ra những luận điểm phản bác lại ý kiến trên để hạ bệ yến sào đảo.
Vậy sự thật là như thế nào? Đã có bài nghiên cứu nào khẳng định Yến nhà hay Yến đảo tốt hơn chưa hay chỉ là thông tin một chiều đến từ những công ty kinh doanh Yến
Với những thắc mắc nêu trên, Mr.Hưng đã dày công đi tìm những bài nghiên cứu đã có những kết quả khảo sát đánh giá chất lượng so sánh giữa Yến nhà và Yến đảo để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn các bạn nhé!
Yến đảo tự nhiên còn yến nhà thì không phải yến ?
Tại sao lại thế vậy, trong khi Yến nhà người gọi Yến đâu tự cho chim yến ăn uốngđược. Chúng vẫn bay ra ngoài kiếm mồi từ tự nhiên đấy thôi. Nhà Yến chỉ đóng vai trò chức năng như cái đảo mà thôi. Mà nhà Yến lại có lợi thế hơn hẳn đảo là việc kiểm soát các thông số độ ẩm, nhiệt độ môi trường bên trong ổn định nhất phù hợp nhất mà chim Yến thích để chúng có thể nhả ra được sợi Yến chất lượng. Có không ít người hiểu lầm rằng chim Yến về nhà nuôi tức là người nuôi Yến sẽ cho nó ăn và sản phẩm không còn tự nhiên nữa. Đây là hiểu lầm cực kì tai hại nhé mọi người, vì chúng tôi chỉ gọi Yến mà thôi chứ không thể cho chúng ăn nhân tạo được đâu!
Yến đảo có thực sự nhiều vi chất hơn ?
CÓ BẰNG CHỨNG KHOA HỌC NÀO CHỨNG MINH YẾN ĐẢO CÓ VI CHẤT CAO HƠN YẾN NHÀ KHÔNG?
Hoàn toàn không có. Nhưng có những bài nghiên cứu chính thống đã chứng minh vi chất có trong yến đảo và nhà hoàn toàn không khác nhau.
Trong bài nghiên cứu “Differentiation between house and cave edible bird’s nests by chemometric analysis” của nhóm tác giả: Eng-Keng Seow, Baharudin Ibrahim, Syahidah Akmal Muhammad, Lam Hong Lee, Lai-Hoong Cheng. Được chính thức công bố trên tạp chí khoa học “Food Science and Technology” năm 2015.
Đã chứng minh dựa trên các mẫu thử đạt chuẩn của họ rằng hàm lượng proteins và amino acids có trong Yến đảo và Yến nhà là hoàn toàn không có sự khác biệt rõ ràng. Đây là một phát hiện to lớn đã được giấu kín trong bao nhiêu năm vì nó ảnh hưởng đến những công ty có thế lực vẫn đang thu được lợi nhuận lớn từ sự thiếu rõ ràng trong cái tên “Yến đảo”. Điều này cũng thật sự là dễ hiểu, vì chim Yến nhà cũng được dẫn dụ từ đảo về mà.
Nguyên nhân yến sào đảo bị đổi màu khác
Ngoài ra và thêm nữa, theo bài nghiên cứu của (Kamarudin, 2012) tựa đề “Prevalence of nitrite (No2) and nitrate (No3) in edible bird nest harvested from swiftlet ranches in the state of johor” đã chỉ ra rõ ràng rằng (LoveNest xin phép dịch nguyên văn các bạn có thể tìm trong bài nghiên cứu có đường link dưới nhé): “các yến sào được thu hoạch ở đảo cho chỉ số nhiễm hóa chất Nitrite (No2) và Nitrate (No3) là cao nhất. Điều này xảy ra là do Yến sào nằm trong một môi trường sinh sống thiếu sự kiểm soát chặt chẽ. Theo các báo cáo từ Trung Quốc (thị trường sử dụng Yến lớn nhất thế giới), …
Các yến sào trong đảo, bị các kim loại nặng theo nước mưa chảy vào tổ làm tăng độ ẩm của yến sào và thúc đẩy làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.”
Tức bây giờ mình đã thấy Yến đảo dễ bị nhiễm bẩn hơn Yến nhà, lý do cực kì phù hợp có thể giải thích được mà không cần phải có bằng chứng khoa học phức tạp gì. Đó là ở đảo có quá nhiều ngóc ngách khó vệ sinh phân và các tạp chất bẩn trôi theo nước mưa ngấm vào tổ làm cho tổ bị biến chất và đổi màu.
Vì sao yến sào có màu đỏ thị trường vẫn gọi là “Yến Huyết”
Không khẳng định 100% Yến nhà tốt hơn Yến đảo, tuy nhiên có một điều có thể khẳng định rằng nếu bạn bỏ tiền đầu tư mua Yến đảo thì rủi ro cực kì lớn vì chúng ta chưa có bất cứ chứng nhận nào, quy trình nào có thể kiểm soát được hộp Yến bạn mua trong đó chắn chắn là Yến Sào từ đảo. Hay chỉ là cái tên mà bất cứ thương hiệu nào cũng có thể cho lên hộp Yến của họ là “Yến Đảo”. Vậy bạn bỏ số tiền đắt gấp 2 -3 lần yến sào nhà với bao nhiêu phần trăm bạn mua đúng yến sào đến từ đảo?
Hiện nay rất nhiều người lợi dụng lòng tin của người thân mạo danh là người làm ở đảo có thể tuồn hàng từ đảo ra. Liệu có chắc chắn không đây? Yến đảo ơi Yến đảo!
Bây giờ là thời đại khoa học, thời đại của sự rõ ràng trong lời ăn tiếng nói. Vì thế việc tung tin có lợi cho bản thân cần cẩn trọng và có dẫn chứng khoa học rõ ràng để xây dựng giá trị thông tin cho cộng đồng.
1. Cách làm sạch Yến sào đúng
Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm yến sào vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, hóa chất …để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.
Thời gian ngâm yến sào không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được.
2. Cách bảo quản Tổ Yến
Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu yến sào khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy yến sào có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…
3. Thời gian phù hợp để dùng Tổ Yến
Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu khoa học, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.
Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất.
Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy yến sào riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.
4. Đối tượng dùng Tổ Yến
Những người nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét