Phân loại theo nguồn gốc
Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Trong nhà của loài yến Esculanta là loại thường thấy ở các nhà nuôi yến. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp.
Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay. Tùy theo màu sắc tổ yến,trong nhà thường là trắng ngà, chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi ? có chất lượng,to và dày như ở gò công động,thức ăn của chim yến là những con trùng bay như muỗi, rày,…v.v…, có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.chim yến sinh sản quanh năm.
Phân loại theo màu sắc
Huyết yến
Ðây là loại có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng trên thị trường thế giới. Người ta cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ.
Hồng yến
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch yến
Bạch Yến là loại thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả ba loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng trên thị trường..
Phân loại theo quan niệm
- Huyết (Đỏ, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu đỏ) – (Có tài liệu còn cho rằng có màu đỏ là do chính máu của chim yến nhả ra khi làm tổ. Đây là loại tốt nhất và có giá trị kinh tế cao nhất)
- Hồng (Màu hồng, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu hồng)
- Quan (To, khoảng 10g trở lên
- Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 – 10g)
- Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
- Địa (Nằm dưới cùng của vách núi, đen, bẩn)
- Vụn (bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)
Xác định chất lượng yến sào bằng cách nào ?
Do đó các thương hiệu yến có uy tín thường phải kiểm định chất lượng của thô trước khi đem chế biến thành phẩm. Một phương pháp đơn giản là đo quang phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR – Fourier Transform Infrared). Phổ IR xác định các liên kết cộng hóa trị hóa học, tạo ra một “dấu vân tay” phân tử của các hợp chất hóa học. Dấu vân tay này có thể được sử dụng để xác định và định lượng chất hóa học có trong một mẫu. Sự khác biệt trên phổ đồ IR giúp ta phân biệt yến sào nguyên chất và yến sào đã bị pha trộn.
Ngoài ra còn một phương pháp khác là thủy phân protein trong yến sào và xác định hàm lượng axit amin rồi đối chiếu với một mẫu yến sào nguyên chất..
Nguồn thức ăn của chim yến, có thực sự ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng yến nuôi và yến đảo.
Trong quá trình nuôi con thì đây cũng là một yếu tố quan trọng để yến con phát triển khỏe mạnh. Chưa kể rằng việc sử dụng yến nuôi thay vì khai thác yến đảo sẽ kiểm soát tốt hơn việc vắt cạn sức lực của chim yến trong mùa sinh sản để bảo vệ loài chim này. Việc phát triển nghề nuôi yến với những căn nhà yến có bản chất là tạo điều kiện cho chim yến sống gần với con người hơn, giảm chi phí trong việc thu hoạch yến sào.
Có chăng sự chênh lệch giữa chất lượng 2 loại yến nuôi và yến đảo đi nữa là vì một số ít chim yến trưởng thành, có sức khỏe tốt đã quen với cuộc sống ở đảo hay sợ con người. Tạm thời chưa thích nghi được với cuộc sống trong những ngôi nhà yến. Đây là những cặp chim bố mẹ theo chúng tôi là sẽ cho ra chất lượng yến sào tốt. Tuy nhiên, về lâu dài thì điều này sẽ dần loại bỏ khi chim yến bắt đầu làm quen. Đối với con người cũng vậy, chúng ta luôn ưu tiên chọn nơi ở gần với nơi chúng ta phát triển tốt hơn đúng không nào?
Sự phát triển của nghề nuôi yến. Chọn sản phẩm yến nuôi ở khu vực nào tốt nhất ?
Vậy, với sự phát triển của nghề nuôi yến hiện nay, bạn cần biết rõ về nguồn gốc xuất xứ của cũng là một yêu tố để đánh giá chất lượng yến sào. Một số hộ gia đình thấy việc nuôi yến kiếm lời dễ quá nên cũng lao theo mà quên mất 1 điều rằng điều kiện sống ở nơi mình ở không phù hợp với loài chim này. Ví dụ như ở các đô thị thành phố, khu vực đông dân cư,… dẫn đến sụt giảm chất lượng yến sào. Khi chọn mua nuôi, hãy chọn được nuôi ở những khu vực đồng bằng, khu vực làng quê chưa có sự can thiệp nhiều của các nhà máy công nghiệp. Nơi gần những cánh đồng với truyền thống văn hóa lúa nước. Vì chắc chắn rằng nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào, gần với các con sông cung cấp nguồn thức uống và không ồn ào.
Đó chính là lý do vì sao nghề nuôi yến ở khu vực đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh mẽ. Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía bắc cũng có những yếu tố đó. Tuy nhiên, mùa đông ở đây có nhiệt độ xuống quá thấp, không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chim yến. Tại Bình Định, cụ thể hơn là xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, quê hương của nhà thơ Xuân Diệu. Nghề trồng lúa nước đã tồn tại từ bao đời nay với những cánh đồng rộng lớn hàng nghìn héc ta bên cạnh nhánh sông Kôn. Từ bé, tôi đã thấy hàng trăm con chim yến bay lượn trên bầu trời hằng ngày.
Số lượng tập trung vào mùa gặt có thể đến hàng nghìn con vì lúc đó là lúc hàng nghìn con sâu bọ không có chỗ ẩn náu. Để rồi chúng hoàn toàn biến mất vào mùa đông, quay lại vào mùa xuân. Cái lạnh ở miền trung không khó chịu đến mức khiến chúng phải trốn đi hay cạn kiệt nguồn thức ăn. Nhưng cũng đủ để chúng lười đi kiếm ăn xa và chỉ giấu mình mãi vào những vách đá. Giờ đây, bạn chỉ cần ghé thăm 1 lần thôi sẽ thấy, cảnh tượng từng đàn chim yến bay lượn trên bầu trời không cần biết vào mùa nào. Chúng hiện diện ở đó 365 ngày/năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét