1. Chim yến
Đặc tính cơ thể : Thính giác, khướu giác và đặc biệt là thị giác rất tốt , chúng có thể làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux; những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác.Đặc tính thói quen: Chim yến rất trung thành với chổ ở, một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bất an như bị phá hoại , hay khai thác tổ yến không đúng cách. Do đó, càng lâu năm đàn chim yến càng đông. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay
Phân loại các loại chim yến : Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ yến được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau.
Đặc tính làm tổ của yến tổ trắng/yến hàng:
2. Nghề nuôi chim yến cần gì ?
- Độ tối thích hợp.
- Không có mùi lạ.
- An toàn, chim yến rất nhạy cảm nên phải phòng ngừa sâu bọ, chuột, rắn,…
- Chú ý vòng bay tối thiểu của chim yến để xây kích cở nhà phù hợp.
- Nhiệt độ 27-29 độ C.
- Độ ẩm 80-95%.
Thức ăn của chim yến là những loại côn trùng bay. Những loại côn trùng này chỉ có mặt trong tự nhiên và chim yến săn bắt chúng từ sáng sớm đến khi trời nhá nhem tối. Vì vậy việc lựa chọn một môi trường tự nhiên thích hợp sẽ tạo điều kiện cho chim yến phát triển bầy đàn và khả năng làm tổ của chim yến. Như vậy môi trường xung quanh nhà yến (bán kích khoảng 25 km) cần phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cho chim yến quanh năm. Một môi trường lý tưởng cho chim yến bao gồm :
- 50% cây thấp như đồng lúa, bụi cây, đồng cỏ …
- 30% cây thấp
- 20% khu vực có nước như ao, hồ, sông, suối, biển
- Các tỉnh miền Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
- Các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Tây Ninh (*)….
- • Các tỉnh miền Tây Nam Bộ: An Giang (*), Bạc Liêu, Bến Tre (*), Cà Mau, Cần Thơ (*), Đồng Tháp (*), Hậu Giang (*), Kiên Giang, Long An (*), Sóc Trăng (*), Tiền Giang, Trà Vinh (*), Vĩnh Long (*)
- 30-32 ngày làm tổ.
- 8-11 ngày tiếp theo đẻ trứng đầu tiên, 1-3 ngày tiếp theo đẻ trứng thứ 2.
- .22-28 tiếp theo ngày ấp trứng.
- 47-51 tiếp theo ngày chim non bắt đầu rời khỏi tổ.
- 7 ngày tiếp theo chim bố mẹ nghỉ ngơi để tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới.
3. Tổ yến
được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy trao đổi chất hiệu quả trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV. Người lớn tuổi sử dụng hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe, tăng tuổi thọ, chống lão hóa.
Trẻ em biếng ăn có thể cho sử dụng hàng ngày sẽ kích thích ăn uống, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu thức ăn và dinh dưỡng tốt nhất, giúp bé tăng cân và tăng sức đề kháng. Người lao động trí óc sử dụng hàng ngày giúp tăng cường trí nhớ, giảm stress, dễ ăn dễ ngủ. Đối với người sau phẫu thuật cần sử dụng để phục hồi sức khỏe vì Yến sào làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương,…
Yến sào chưng với đường phèn nếu phụ nữ sử dụng thường xuyên sẽ mang lại một làn da hồng hào, trẻ trung, căng mịn, giữ nét thanh xuân và giảm quá trình lão hóa da vì trong Yến sào chứa Threonine là chất hình thành từ Elastine và Collagen, 2 chất cần thiết cho da.
Phân loại theo nguồn gốc:
Yến đảo – Do tính chất nguy hiểm của việc lấy trong hang động nên loại này thường có giá cao nhất so với các loại khác trên thị trường. trong động, với những điều kiện tự nhiên trong hang động, thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân chứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và ảnh hưởng thời tiết. Chân cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Yến nhà – Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn (xây nhà cho chim yến làm tổ, đẻ trứng, nuôi con và ngủ đêm), thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho chim yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim yến hoang dã và chỉ có thể bắt & ăn côn trùng bay trong thiên nhiên, chỉ có thiên nhiên là nơi cung cấp thức ăn cho chim yến. Tùy theo màu sắc tổ yến, trong nhà thường màu trắng ngà, chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi. Kết luận chung – Có một số ý kiến cho rằng chất lượng Yến Đảo tự nhiên tốt hơn Yến Nhà do giá bán cao hơn. Mùi vì các loại yến khác nhau có đem lại sự cảm nhận khác nhau. Và sự thật là chim yến sống trong nhà cũng hoàn toàn kiếm ăn ngoài tự nhiên như Yến Đảo.
Hơn nữa Yến Nhà còn được bảo vệ khỏi các dịch hại như: chuột, gián, nấm mốc, bọ…vốn khó phòng ngừa tại các hang động do vậy trong nhà sạch hơn và không cần dùng những hóa chất để tẩy sạch vết bẩn. Những phân tích tại Hồng Kông cho thấy Yến Nhà có thành phần tương đương Yến Đảo. Theo những người sử dụng và buôn bán Yến sào lâu năm thì Yến trong nhà Việt Nam có chất lượng vượt trội thể hiện qua mùi vị và sợi yến còn nguyên sau khi chưng.
Phân loại theo màu sắc :
Lý do tại sao có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho mầu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu. Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần)
Huyết Yến (Blood Nest)
Ðây là loại có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng trên thị trường thế giới.
Hồng Yến (Pink Nest)
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch Yến (White Nest)
Bạch Yến là loại thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng trên thị trường. Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ hay nhặt mồi trên mặt đất như một số loài chim khác. Chúng thường sống bầy đàn lên đến hàng trăm con nhưng lại thích làm tổ từng cặp riêng rẽ, thích sống ở chỗ gần nước (sông, hồ, biển), có đồng ruộng, rừng cây thấp, và ít đến các khu rừng rậm. Đây được coi là môi trường lý tưởng tập hợp đa dạng các loại côn trùng, là nguồn thức ăn phong phú cho chim yến.
Chính vì vậy việc khảo sát điều kiện nuôi yến ban đầu là bước rất quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình nuôi yến dài lâu sau này. Vì kích thước cơ thể chim yến cũng khá nhỏ bé, chỉ nặng trung bình khoảng 13 gram nên thức ăn của chim yến là các loài côn trùng khá nhỏ bay trong không trung hoặc bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi,…vv
Thức ăn của chim yến trưởng thành là gì ?
Các cây thu hút nhiều côn trùng như cây keo dậu (táo nhơn), cây sung, …Đèo Rù Rì- Nha trang trồng toàn cây keo dậu, đó là bãi kiếm ăn của chim yến. Quan sát hai nhà yến cũ (Tuy Hòa,…) gần cửa ra vào đều có cây sung. Quả sung là nơi để côn trùng đẻ trứng vào đó, nó thu hút chim về kiếm ăn xung quanh, bất chợt chim bay vào nhà cũ và đã ở lại. Ở nước ngoài đã có kỹ thuật chuẩn bị cây sung giống cho các nhà yến
Thức ăn cho chim con
Thời gian chim non kéo dài 5-6 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Thời gian đầu cục mồi khoảng 0,6 – 1g, thời gian sau cục mồi lớn hơn là 1,5 – 1,7g, khoảng cách thời gian mớm mồi gần nhất là 30 phút. Khi nuôi chim con thường cho chim cho chim con ăn 3-4 lần/ngày, 3 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm lúc khoảng 8 giờ tối. Thực tiễn cho thấy chim tiếp nhận thức ăn do con người cung cấp là bình thường và chim con sinh trưởng bình thường cho đến khi bay được. Là đối tượng ăn côn trùng trên không chim yến đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu.
Tuy nhiên các kiến thức về nuôi yến cho thấy mỗi chim yến con lúc còn non được bón cục mồi trung bình 0,8 g/lần x 3lần/ngày = 2,4g/ngày. Nếu có 1000 chim yến thì cần 2400g tức 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn lên thức ăn cần nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi, nghĩa là mỗi ngày một chim yến cần ít nhất 5-7g, như vậy 1000 chim cần đến 5-7kg côn trùng. Với loài côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non được chim bố mẹ cho ăn 250-350 côn trùng một lần, như vậy số lượng côn trùng cho một nhà yến 5000 chim là rẩt lớn. Phân tích điều này giúp chúng ta nhìn rõ hơn về định hướng phát triển lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề thức ăn cho chim cần đặt ra rõ ràng hơn.
Thức ăn và chất lượng tổ: chim yến sống gần với rừng, vùng trồng cây ăn quả sẽ là nơi có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở thành phố đô thị, nơi đó sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh) chim ăn nhiều kiến cánh tổ sẽ có chất lượng tốt hơn. Chim ăn nhiều ruồi chất lượng tổ không bằng ăn nhiều kiến. Một ngày mưa ở Côn đảo tôi quan sát thấy kiến cánh bay ra rất nhiều và rơi xuống khắp nơi trên mặt đất. Giá yến của Côn đảo cao cũng là điều dể hiểu. Khi đàn chim yến tăng nhanh từ vài chục con nay lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn con thì nguồn thức ăn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết và phải đảm bảo ổn định lâu dài.
Chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho yến. Thị trường thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện nay có rất nhiều các loại bột tạo côn trùng làm nguyên liệu tạo thêm nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc sử dụng các loại bột này sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chất lượng tổ của chim yến.
Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vẫn chưa có đáp án chính thức từ các công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy tạo ra nguồn thức ăn từ tự nhiên vẫn là phương pháp an toàn và đảm bảo hơn cả. Có thể trồng nhiều cây thu hút côn trùng quanh khu vực nhà yến như: sung, keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước, … Đây là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến, tạo môi trường cho yến sinh hoạt đồng thời cũng là tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, trong lành cho con người.
Ngoài ra có thể tạo ruồi giấm bằng phương pháp tự nhiên để tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến. Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu, giúp cân bằng hệ sinh thái. Qua đó cho thấy, việc nuôi chim yến không chỉ mang lại lợi ích cho người nuôi mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích xã hội khác. Chúc các bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét