Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Mẹo lựa chọn ,chế biến và phân biệt yến sào của dân biển

Yến sào vốn là một trong 8 món ăn bổ dưỡng chỉ có trong ẩm thực cung đình (bát trân). Một kg yến thô thời nay có giá khoảng 25-32 triệu đồng; yến tinh chế 42-85 triệu đồng; yến đảo dao động 85-240 triệu đồng. Giá cao và nhu cầu mua yến sào để chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, khiến nhiều cơ sở đã trà trộn yến giả, kém chất lượng vào thị trường.

 Yến thô còn nguyên lông và tạp chất, chưa qua xử lý. Người mua về tự đãi, rửa, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng. Giá yến thô rẻ hơn, nhưng người mua không biết cách xử lý đúng, khiến yến còn xót lông măng, sau khi chế biến có thể gây ảnh hưởng đến phổi. Sơ chế không đúng cách còn làm mất chất, giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Yến tinh chế đã qua xử lý, loại bỏ lông, tạp chất, cho vào tủ sấy khô và khử trùng bằng tia cực tím, đóng gói và bảo quản theo tiêu chuẩn của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm.

 Yến tinh chế gồm nhiều loại như yến tươi bảo quản ngăn đông; yến rút lông... Yến đảo là tổ tự nhiên của loài yến trên các vách đá lồi lõm ở đảo; phần chân tổ cứng, chắc chắn và thường không bằng phẳng. Do tác động của thời tiết, nên tổ thường sần sùi. Tổ càng già có màu sắc càng đậm. Yến nhà làm tổ trong các khu vực nuôi yến, bám trên các vách nhân tạo, nên chân tổ bằng phẳng và khá to. Sợi yến đảo thường dai, sợi yến nhà giòn hơn.



Cụ thể, yến được sơ chế như thế nào ?


Hiện có hai phương pháp xử lý: rút lông trực tiếp; hoặc xé ra và đãi, sau đó định hình lại bằng khuôn. Để đảm bảo vệ sinh, các dụng cụ tại xưởng tinh chế đều phải khử trùng hàng ngày. Nhân viên được đào tạo kỹ năng làm việc, trang bị nón, khẩu trang y tế, bao tay và tuân theo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn nước sử dụng trong xưởng được xử lý trực tiếp qua hệ thống lọc bằng máy. Lông yến và tạp chất được màng lưới lược lại và đưa vào rác thải.

Trước khi ra thị trường, yến phải đạt tiêu chuẩn gì ?


Trước đây, dân biển chỉ có nguồn yến đảo, khai thác vất vả và hiểm nguy. Chất lượng yến cũng đa dạng do khí hậu, nguồn thức ăn mỗi vùng khác nhau. Những năm gần đây, kỹ thuật nuôi yến trong nhà phát triển, tạo thêm nguồn cung tổ yến. Tuy nhiên, yến nhà đòi hỏi người nuôi phải am hiểu kỹ thuật, đáp ứng nhiều điều kiện nghiêm ngặt mới cho chất lượng cao.

 Do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trước khi ra thị trường đều phải trải qua nhiều kiểm nghiệm phức tạp theo các tiêu chí về độ ô nhiễm sinh học, hóa học; hàm lượng kim loại nặng; kháng sinh, vi sinh vật, vi nấm…   Việc kiểm nghiệm này là bắt buộc, giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ công bố chất lượng, xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các sản phẩm yến trên thị trường không thể có giá thấp. Người mua không nên ham rẻ mà mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Cách để nhận biết yến thật trên thị trường?


thật ngửi thấy mùi tanh của nước biển. Tổ có màu trắng vàng hoặc vàng da cam, không phai màu khi ngâm nước. Với yến nguyên tổ, sợi chồng chéo đan xen như xơ mướp đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Một số cơ sở trộn đường làm tăng trọng lượng và sử dụng chất tẩy trắng có hại cho sức khỏe. Để dễ phân biệt, có thể ngâm yến trong nước. Yến thật dù ngâm trong nước hay đun sôi đều còn nguyên hình dạng sợi yến, nước ngâm vẫn trong, không biến màu, trong khi yến làm giả sẽ nhả ra sau 2-3 phút.

 Ngoài ra, yến già ăn giòn hơn, non sẽ nhão hơn. Yến nấu chín còn nóng sẽ có mùi đặc trưng, tanh nhẹ, không nhả sợi. Nếu yến chế biến xong chưa dùng ngay, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mùi tanh sẽ gần như biến mất.





Khi chế biến, cần lưu ý những điều gì?


Do giá trị dinh dưỡng cao, nên chế biến cần đúng cách. Yến sào có nhiều cách chế biến tùy theo vùng miền, phổ biến nhất là chưng yến với đường phèn và các vị thuốc bắc; ngoài ra còn hầm gà, chưng táo đỏ… Lưu ý, không đựng yến vào chén, dĩa kim loại, mà chỉ dùng đồ sứ để chưng. Ngoài ra, phải chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Yến trắng còn gọi là yến non, chưng 30-35 phút. Yến vàng thường già hơn, thời gian chưng khoảng 45-50 phút, tùy thuộc vào số lượng.

Phân loại theo nguồn gốc


hoang/trong động Hai loài yến thường sống trong các hang động là loài yến Fuciphaga (Dân gian gọi là yến hàng) và yến Maxima (yến tổ đen). Nhưng chỉ có loại của yến hàng là được biết dưới tên Wild/Cave Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng) trên thị trường. Có thể vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy trong hang động nên loại này thường có giá cao nhất so với các loại khác trên thị trường. trong động, với những điều kiện tự nhiên trong động, thường có hình dạng giống như một cái chén, thân dày và chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

  Trong nhà của loài yến Esculanta là loại thường thấy ở các nhà nuôi yến. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Yến Nhà là yến có thể nuôi được nhưng trong thực tế chúng ta chỉ có thể dựa vào kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ chứ không thể cho chúng ăn như kiểu nuôi gà công nghiệp. Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay.

Tùy theo màu sắc tổ yến,trong nhà thường là trắng ngà, chất lượng phụ thuộc theo khu vực có thức ăn nhiều cho chim tìm mồi ? có chất lượng,to và dày như ở gò công động,thức ăn của chim yến là những con trùng bay như muỗi, rày,…v.v…, có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.chim yến sinh sản quanh năm.

Phân loại theo màu sắc


Lý do tại sao có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho màu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu. Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần)

  Huyết yến Ðây là loại có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng trên thị trường thế giới. Người ta cho rằng màu đỏ của Yến Huyết là do trong quá trình làm tổ, chim yến không tiết đủ nước bọt nên đã dùng máu của chính nó để trộn lẫn với nước bọt xây tổ.

  Hồng yến Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.

  Bạch yến   Bạch Yến là loại thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả ba loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng trên thị trường..




Phân loại theo quan niệm


Nghề khai thác Yến tại Việt Nam đã có hàng trăm năm tuổi và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của các địa phương được thiên nhiên ban tặng sản vật này. Những người thợ Yến và buôn bán Yến chuyên nghiệp thường phân biệt theo đẳng cấp như:
  • Huyết (Đỏ, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu đỏ) – (Có tài liệu còn cho rằng có màu đỏ là do chính máu của chim yến nhả ra khi làm tổ. Đây là loại tốt nhất và có giá trị kinh tế cao nhất)
  • Hồng (Màu hồng, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu hồng)
  • Quan (To, khoảng 10g trở lên)
  • Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 – 10g)
  • Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
  • Địa (Nằm dưới cùng của vách núi, đen, bẩn)
  • Vụn (bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)

Xác định chất lượng yến sào cách đúng


Nhu cầu tiêu thụ yến sào rất lớn dẫn đến tình trạng pha trộn và làm giả yến sào ngày càng phổ biến. Những người làm giả yến sào thường pha trộn thêm các tạp chất như da cá, nấm, tảo,… để tăng trọng lượng, hay sử dụng các loại thuốc nhuộm tự nhiên như karayagum, tảo đỏ hoặc nấm Tremella để nhuộm đỏ các loại yến sào màu trắng nhằm làm giả loại yến sào có giá rất cao là Yến Huyết. Nhiều quy trình sản xuất yến sào có bổ sung các chất bảo quản như axit boric, kali sulfite dioxide lưu huỳnh, sử dụng hydrogen peroxit để tẩy trắng yến.

Đường, muối, và bột ngọt được thêm vào để tạo hương vị. Gluten, nấm trắng, thạch, da động vật và cao su tổng hợp thường được sử dụng để tạo hình dạng yến sào. Do đó các thương hiệu yến có uy tín thường phải kiểm định chất lượng của thô trước khi đem chế biến thành phẩm. Một phương pháp đơn giản là đo quang phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR – Fourier Transform Infrared). Phổ IR xác định các liên kết cộng hóa trị hóa học, tạo ra một “dấu vân tay” phân tử của các hợp chất hóa học.

Dấu vân tay này có thể được sử dụng để xác định và định lượng chất hóa học có trong một mẫu. Sự khác biệt trên phổ đồ IR giúp ta phân biệt yến sào nguyên chất và yến sào đã bị pha trộn. Ngoài ra còn một phương pháp khác là thủy phân protein trong yến sào và xác định hàm lượng axit amin rồi đối chiếu với một mẫu yến sào nguyên chất..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét