Vì kích thước cơ thể chim yến cũng khá nhỏ bé, chỉ nặng trung bình khoảng 13 gram nên thức ăn của chim yến là các loài côn trùng khá nhỏ bay trong không trung hoặc bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối, các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi,…vv
Thức ăn của chim yến trưởng thành như thế nào ?
Các cây thu hút nhiều côn trùng như cây keo dậu (táo nhơn), cây sung, …Đèo Rù Rì- Nha trang trồng toàn cây keo dậu, đó là bãi kiếm ăn của chim yến. Quan sát hai nhà yến cũ (Tuy Hòa,…) gần cửa ra vào đều có cây sung. Quả sung là nơi để côn trùng đẻ trứng vào đó, nó thu hút chim về kiếm ăn xung quanh, bất chợt chim bay vào nhà cũ và đã ở lại. Ở nước ngoài đã có kỹ thuật chuẩn bị cây sung giống cho các nhà yến
Thức ăn cho chim con
Hiện nay người nuôi chim còn cho ăn thêm một số loại sâu, dế cắt nhỏ… Thời gian chim non kéo dài 5-6 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Thời gian đầu cục mồi khoảng 0,6 – 1g, thời gian sau cục mồi lớn hơn là 1,5 – 1,7g, khoảng cách thời gian mớm mồi gần nhất là 30 phút. Khi nuôi chim con thường cho chim cho chim con ăn 3-4 lần/ngày, 3 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm lúc khoảng 8 giờ tối. Thực tiễn cho thấy chim tiếp nhận thức ăn do con người cung cấp là bình thường và chim con sinh trưởng bình thường cho đến khi bay được. Là đối tượng ăn côn trùng trên không chim yến đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu.
Tuy nhiên các kiến thức về nuôi yến cho thấy mỗi chim yến con lúc còn non được bón cục mồi trung bình 0,8 g/lần x 3lần/ngày = 2,4g/ngày. Nếu có 1000 chim yến thì cần 2400g tức 2,4kg côn trùng. Lúc chim yến lớn lên thức ăn cần nhiều hơn, cục mồi to gần gấp đôi, nghĩa là mỗi ngày một chim yến cần ít nhất 5-7g, như vậy 1000 chim cần đến 5-7kg côn trùng. Với loài côn trùng nhỏ như vậy, một con chim yến non được chim bố mẹ cho ăn 250-350 côn trùng một lần, như vậy số lượng côn trùng cho một nhà yến 5000 chim là rẩt lớn. Phân tích điều này giúp chúng ta nhìn rõ hơn về định hướng phát triển lâu dài nghề nuôi chim yến và vấn đề thức ăn cho chim cần đặt ra rõ ràng hơn.
Thức ăn và chất lượng tổ: chim yến sống gần với rừng, vùng trồng cây ăn quả sẽ là nơi có nhiều kiến cánh (thuộc bộ cánh màng), chim yến sống ở thành phố đô thị, nơi đó sẽ có nhiều ruồi (thuộc bộ hai cánh) chim ăn nhiều kiến cánh tổ sẽ có chất lượng tốt hơn. Chim ăn nhiều ruồi chất lượng tổ không bằng ăn nhiều kiến. Một ngày mưa ở Côn đảo tôi quan sát thấy kiến cánh bay ra rất nhiều và rơi xuống khắp nơi trên mặt đất. Giá yến của Côn đảo cao cũng là điều dể hiểu. Khi đàn chim yến tăng nhanh từ vài chục con nay lên đến vài trăm, thậm chí vài ngàn con thì nguồn thức ăn trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết và phải đảm bảo ổn định lâu dài.
Chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này đó chính là chủ động tạo ra nguồn thức ăn cho yến. Thị trường thiết bị hỗ trợ nuôi yến hiện nay có rất nhiều các loại bột tạo côn trùng làm nguyên liệu tạo thêm nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc sử dụng các loại bột này sẽ ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chất lượng tổ của chim yến. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi vẫn chưa có đáp án chính thức từ các công trình nghiên cứu khoa học.
Vì vậy tạo ra nguồn thức ăn từ tự nhiên vẫn là phương pháp an toàn và đảm bảo hơn cả. Có thể trồng nhiều cây thu hút côn trùng quanh khu vực nhà yến như: sung, keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước, … Đây là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến, tạo môi trường cho yến sinh hoạt đồng thời cũng là tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, trong lành cho con người. Ngoài ra có thể tạo ruồi giấm bằng phương pháp tự nhiên để tạo thêm nguồn thức ăn cho chim yến. Là đối tượng ăn côn trùng trên không, chim yến đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu, giúp cân bằng hệ sinh thái. Qua đó cho thấy, việc nuôi chim yến không chỉ mang lại lợi ích cho người nuôi mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích xã hội khác. Yến sào vốn là một trong 8 món ăn bổ dưỡng chỉ có trong ẩm thực cung đình (bát trân).
Một kg yến thô thời nay có giá khoảng 25-32 triệu đồng; yến tinh chế 42-85 triệu đồng; yến đảo dao động 85-240 triệu đồng. Giá cao và nhu cầu mua yến sào để chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, khiến nhiều cơ sở đã trà trộn yến giả, kém chất lượng vào thị trường. Yến thô còn nguyên lông và tạp chất, chưa qua xử lý. Người mua về tự đãi, rửa, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng. Giá yến thô rẻ hơn, nhưng người mua không biết cách xử lý đúng, khiến yến còn xót lông măng, sau khi chế biến có thể gây ảnh hưởng đến phổi. Sơ chế không đúng cách còn làm mất chất, giảm giá trị dinh dưỡng của tổ yến.
Yến tinh chế đã qua xử lý, loại bỏ lông, tạp chất, cho vào tủ sấy khô và khử trùng bằng tia cực tím, đóng gói và bảo quản theo tiêu chuẩn của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm. Yến tinh chế gồm nhiều loại như yến tươi bảo quản ngăn đông; yến rút lông... Yến đảo là tổ tự nhiên của loài yến trên các vách đá lồi lõm ở đảo; phần chân tổ cứng, chắc chắn và thường không bằng phẳng. Do tác động của thời tiết, nên tổ thường sần sùi. Tổ càng già có màu sắc càng đậm. Yến nhà làm tổ trong các khu vực nuôi yến, bám trên các vách nhân tạo, nên chân tổ bằng phẳng và khá to. Sợi yến đảo thường dai, sợi yến nhà giòn hơn.
Cụ thể, yến được sơ chế như thế nào ?
Trước khi ra thị trường, yến phải đạt những tiêu chuẩn thế nào ?
. Do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trước khi ra thị trường đều phải trải qua nhiều kiểm nghiệm phức tạp theo các tiêu chí về độ ô nhiễm sinh học, hóa học; hàm lượng kim loại nặng; kháng sinh, vi sinh vật, vi nấm… Việc kiểm nghiệm này là bắt buộc, giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ công bố chất lượng, xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, các sản phẩm yến trên thị trường không thể có giá thấp. Người mua không nên ham rẻ mà mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Vậy làm sao để nhận biết yến thật - giả trên thị trường?
Ngoài ra, yến già ăn giòn hơn, non sẽ nhão hơn. Yến nấu chín còn nóng sẽ có mùi đặc trưng, tanh nhẹ, không nhả sợi. Nếu yến chế biến xong chưa dùng ngay, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mùi tanh sẽ gần như biến mất.
Khi chế biến, cần lưu ý những điều gì?
Lưu ý, không đựng yến vào chén, dĩa kim loại, mà chỉ dùng đồ sứ để chưng. Ngoài ra, phải chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Yến trắng còn gọi là yến non, chưng 30-35 phút. Yến vàng thường già hơn, thời gian chưng khoảng 45-50 phút, tùy thuộc vào số lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét